Chia Sẻ Kinh Nghiệm Dạy Vật Lý 10
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Dạy Vật Lý 10
Năng động, nhiệt tình, yêu nghề và luôn hết lòng vì các em họcsinh” là nhận xét chung của đồng nghiệp và học trò trường thpt nguyễn viếtxuân, huyện vĩnh tường dành cho cô giáo trẻ bùi thị thắm, tổ trưởng bộmôn vật lý – 1 trong 88 gương mặt nữ công nhân viên chức tiêu biểu vừa đượcliên đoàn lao động tỉnh tuyên dương đầu tháng 10/2018.
Năm 2007, sau khi tốt nghiệp khoa lý, trường đại học sư phạmhà nội, bùi thị thắm được phân công về giảng dạy tại trường thpt nguyễn viếtxuân. Bên cạnh niềm vui khi ước mơ được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực,cô giáo trẻ không khỏi bỡ ngỡ cả về phương pháp giảng dạy lẫn cách quản lý họcsinh. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cácđồng nghiệp đi trước, cô dần lấy lại sự tự tin và bắt đầu có những tiến bộtrong giảng dạy.
Năm học 2011 - 2012, cô thắm được ban giám hiệu nhà trườngtin tưởng giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn vật lý của nhàtrường. Nhận trách nhiệm quan trọng khi tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, nhưng côthắm không bất ngờ và ngại ngần, bởi với tinh thần của tuổi trẻ, cô muốn đượcthử sức mình ở những việc mới, việc khó... Không phụ lòng tin của ban giám hiệu,phụ huynh học sinh, trong 3 năm liên tiếp nhận nhiệm vụ này, đội tuyển vật lý củacô đã có “bộ sưu tập” hoàn chỉnh với đầy đủ các giải nhất, nhì, ba, khuyếnkhích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Chia sẻ về kinh nghiệm trong công tác đào tạo học sinh giỏimôn vật lý, cô thắm nói: “khi lựa chọn các em vào đội tuyển, bản thân tôi khôngchỉ chú ý đến những em thi đầu vào với điểm số cao, mà phải có “nghề” - nó gầnnhư là “giác quan” riêng để mình cảm nhận tố chất của học sinh, từ đó, bồi dưỡng,tiếp sức thêm cho các em. Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải tiếpxúc, gần gũi các em, thông qua các bài thi kiểm tra đánh giá năng lực để chọnđược đúng đối tượng là những em có tố chất, niềm đam mê, yêu thích thực sự vớimôn học để từ đó, cô và trò đồng hành trong các buổi học, ôn tập, trong các cuộcthi... Cùng quyết tâm đạt được kết quả cao nhất”.
Mặc dù rất bận rộn với nhiệm vụ giảng dạy, làm giáo viên chủnhiệm, phụ trách đội tuyển học sinh giỏi, nhưng cô thắm vẫn bố trí thờigian hợp lý, say mê tìm tòi, nghiên cứu, tích cực viết sáng kiến kinh nghiệm,nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi về đổi mới phương pháp dạy học. Côcũng tự mày mò, xây dựng cho mình một trang web riêng về vật lý với mong muốnthiết lập nguồn tư liệu quý giá cho học sinh và đồng nghiệp tham khảo. Đặc biệt,để khơi dậy niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học cho học sinh, cô đã độngviên học trò của mình tham gia các hoạt động đòi hỏi vận dụng kiến thức học tậpvào thực tế như: sáng tạo khoa học kĩ thuật; vận dụng kiến thức liên môn giảiquyết các tình huống trong thực tiễn... Dưới sự hướng dẫn của cô, các lứa họcsinh trường thpt nguyễn viết xuân đã đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, biến nhữngthứ diễn ra ngay trong cuộc sống hằng ngày trở thành sản phẩm hữu ích phục vụcuộc sống. Trong đó, phải kể đến đề tài “thùng rác thông minh thân thiện vớimôi trường” được nhà trường áp dụng vào thực tế. Đề tài này cũng đã đạt giảinhất lĩnh vực và giải nhì chung cuộc cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dànhcho học sinh trung học phổ thông cấp tỉnh.
Hơn 10 năm tham gia giảng dạy, bằng trách nhiệm, tình yêu vớinghề, cô giáo bùi thị thắm đã góp công đưa bảng thành tích học sinh giỏi môn vậtlý của trường thpt nguyễn viết xuân ngày càng dày lên. Chỉ tính từ năm 2013 đếnnay, nhà trường đã có 33 học sinh đoạt giải học sinh giỏi môn vật lý cấp tỉnh,trong đó có 5 giải nhất, 8 giải nhì; 1 học sinh đoạt huy chương bạc violympic vậtlý cấp quốc gia. Bản thân cô đã đoạt 1 giải ba cấp quốc gia và 2 giải nhất cuộcthi giáo viên giỏi cấp tỉnh.
Với những đóng góp cho sự nghiệp trồng người, cô giáo bùi thịthắm đã nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành. Nhưng với cô, phầnthưởng lớn nhất chính là khi nhận được tin các em học sinh giành giải cao trongcác kỳ thi sau những ngày cô trò miệt bài ôn luyện; là khi chứng kiến các thế hệhọc trò dưới bàn tay dìu dắt của mình đã trưởng thành, trở thành những công dâncó ích cho xã hội.
Nguồn:https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/hochiminh/lists/nhungtamguong/view_detail.aspx?itemid=1352
Lý Thuyết Vật Lý 10 Bài 1. Chuyển Động Cơ
I. Chuyển động cơ. Chất điểm
1. Chuyển động cơ
- chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đóso với vật khác theo thời gian.
ví dụ: xe chạy, tên lửa bay,….
- chuyển động có tính tương đối.
ví dụ: người ngồi trên xe đang chuyển động:ngồi sẽ đứng yên so với xe, còn người sẽ chuyển động so với hàng cây bên đường.
2. Chất điểm
- chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so vớiđộ dài đường đi.
ví dụ: xe chạy từ tp.hcm ra hải phòng: xeđược coi là chất điểm.
3. Quỹ đạo
- quỹ đạo là tập hợp tất cả các vị trí của một chấtđiểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo.
ví dụ: chuyển động của trái đấtquanh mặt trời: có quỹ đạo coi như tròn.
giọtmưa rơi từ trên mái nhà xuống: có quỹ đạo thẳng.
điểmtrên đầu kim đồng hồ: có quỹ đạo tròn.
- quỹ đạo có tính tương đối.
ví dụ: kim bồi trên vành xe đạp: sovới trục thì kim bồi có quỹ đạo tròn, còn so với người quan sát thì kim bồicó quỹ đạo hình xicloic.
một vật rơi trên xe đang chuyển động: cóquỹ đạo thẳng so với người ngồi trên xe, có quỹ đạo cong so với người quan sátbên đường.
Ii. Cách xác định vị trí của vật trong không gian
1. Vật làm mốc và thước đo
- muốn xác định vị trí của vật ta cần: vật làm mốc, chiềudương, thước đo.
- vật làm mốc: là vật mà ta chọn cho nó cố định để so vớicác vật khác.
Nếu đã biết đường đi (quỹ đạo) của vật, ta chỉ cần chọn mộtvật làm mốc và một chiều dương trên đường đó là có thể xác định được chính xácvị trí của vật bằng cách dùng một cái thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làmmốc đến vật.
2. Hệ tọa độ
- xác định vị trí của vật trong mặt phẳng ta dùng hệ tọa độdecac (oxy).
1. Mốc thời gian và đồng hồ
Mốc thời gian là thời điểm ta chọn để xác định thời gianchuyển động của vật.
Ví dụ: xe bắt đầu xuất phát từ bến a lúc 7h00 đến bến blúc 9h30.
Ta chọn 7h00 làm mốc thời gian, thì xe chuyển động từ bến ađến bến b được 2h30.
2. Thời điểm và thời gian
- thời điểm: lúc, khi
ví dụ: nhìn lên đồng hồ thấy 7h15: thời điểmlúc đó là 7h15.
- thời gian (khoảng thời gian): từ khi đến khi.
ví dụ: thời điểm từ 7h15 đếnthời điểm 8h15 là 1h , thì 1h là thời gian chuyển động của vật.
Iv. Hệ quy chiếu
Hệ quy chiếu = hệ tọa độ gắn với vật mốc + đồnghồ và gốc thời gian.
Một hệ quy chiếu gồm:
- một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc;
- một mốc thời gian và một đồng hồ.
trong nhiều bài toán cơ học, nhiều khi nói về hệquy chiếu, người ta chỉ đề cập đến hệ toạ độ, vật làm mốc và mốc thời gian màkhông cần nói đến đồng hồ.
Nguồn:https://toploigiai.vn/ly-thuyet-vat-ly-10-bai-1-chuyen-dong-co
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Vật Lí 10 Tại Đây:
Học tốt là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiếnthức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và biết cách vận dụng lýthuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chươngtrình sách giáo khoa hiện hành
Bổ trợ là khóa học giúp học sinh bổ sung, mở rộng kiến thứchoặc cải thiện các phương pháp, kĩ năng làm bài để đạt được hiệu quả học tập tốthơn.
Nguồn:https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/151/vat-li-10.html